Gọi Ngay! 0251.368.2990 (Office) 0798.267.080 (Korean - English) 02513.686.019 (Vietnamese - English)

[Video] Tóm tắt lịch sử công nghệ luyện nhôm, vật liệu giúp thúc đẩy nền công nghiệp ngày nay

Con người từng phát hiện nhôm từ cách đây cả ngàn năm, nhưng do hạn chế của công nghệ luyện kim thời đó mà thứ kim loại này chưa được sử dụng đúng mức, giá cả đắt đỏ nhưng độ bền không cao. Trải qua nhiều thế kỉ với công nghệ luyện kim ngày càng hiện đại, nhôm xuất phát từ một thứ kim loại đắt tiền đã nhanh chóng trở thành kim loại rẻ nhất, nhưng có độ bền cực kì cao và tính ứng dụng rộng rãi, nhờ đó nhôm đã giúp thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp đầu thế kỉ 20 cho tới hiện nay.
 

Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, kỹ sư cơ khí Charles Martin Hall (Mỹ) và nhà hóa học Paul Heroult (Pháp) nổi tiếng với kỹ thuật điện phân nhôm tuy không làm việc cùng nhau, nhưng đã có những phát kiến đột phá trong kỹ thuật khai thác nhôm, biến nhôm thành một trong những kim loại rẻ nhất. Sau đó 20 năm, nhà khoa học người Đức Alfred Wilm phát triển công nghệ luyện nhôm thành hợp kim duraluminum siêu bền, ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ sản xuất máy bay cho đến xây dựng.

Có thể thấy nhôm được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực ngày nay, chiếc điện thoại chúng ta sử dụng có vỏ nhôm, cửa ra vào ở nhà cũng bằng nhôm, chiếc nồi nấu cơm bằng nhôm, và ngay cả máy bay, tàu vũ trụ cũng có vỏ bằng nhôm v.v và v.v... Hiện nay, nhôm 7000 series(iPhone 6S, Galaxy S7, Apple Watch...) là thế hệ nhôm cứng nhất, có độ bền xấp xỉ với thép nhưng lại nhẹ và ít bị oxy hóa hơn nhiều.

Video RealEngineering​
Nguồn: tinhte.vn